Menu Đóng

Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp

Đầu tư xây dựng nền nông nghiệp (NN) ứng dụng công nghệ cao (CNC) là tất yếu theo xu hướng phát triển. Việc ứng dụng CNC giúp nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm NN và thu nhập cho nông dân. Chính vậy, nửa nhiệm kỳ qua, tỉnh đã luôn quan tâm chỉ đạo việc tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào NN, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế NN.

Ứng dụng công nghệ trên nhiều lĩnh vực

Thời gian qua, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Điển hình, các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng – sản phẩm của CNC đã được thử nghiệm và ứng dụng vào sản xuất đại trà cho hiệu quả như các giống lúa chất lượng cao (OM 4900, OM 6162). Giống lúa chịu mặn, thích ứng biến đổi khí hậu cho vùng lúa tôm như OM 9921, OM 1348, OM 1352… Hiện diện tích lúa sử dụng giống mới chiếm khoảng trên 70% diện tích gieo trồng.

Một số sản phẩm về giống cây trồng nuôi cấy mô như: hoa phong lan, chuối… cũng đã được đưa vào thử nghiệm, bước đầu cho hiệu quả cao. Các quy trình công nghệ tiên tiến về thâm canh như sản xuất cây ăn trái VietGAP; sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính; sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác rau; kỹ thuật tưới tự động cũng đã bắt đầu được áp dụng trong sản xuất lúa, rau và hoa cao cấp. Nhiều cơ sở sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng thực hành nông nghiệp tốt. Kết quả toàn tỉnh có 23ha chôm chôm và 18 ha bưởi Da xanh chứng nhận Global GAP, gần 200 ha cây ăn trái các loại chứng nhận VietGAP, 800ha ca cao chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng UTZ Certified.

Ứng dụng công nghệ trên nhiều lĩnh vực

Thời gian qua, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Điển hình, các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng – sản phẩm của CNC đã được thử nghiệm và ứng dụng vào sản xuất đại trà cho hiệu quả như các giống lúa chất lượng cao (OM 4900, OM 6162). Giống lúa chịu mặn, thích ứng biến đổi khí hậu cho vùng lúa tôm như OM 9921, OM 1348, OM 1352… Hiện diện tích lúa sử dụng giống mới chiếm khoảng trên 70% diện tích gieo trồng.

Lai tạo các giống lúa mới. (Ảnh: Cẩm Trúc)

Một số sản phẩm về giống cây trồng nuôi cấy mô như: hoa phong lan, chuối… cũng đã được đưa vào thử nghiệm, bước đầu cho hiệu quả cao. Các quy trình công nghệ tiên tiến về thâm canh như sản xuất cây ăn trái VietGAP; sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính; sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác rau; kỹ thuật tưới tự động cũng đã bắt đầu được áp dụng trong sản xuất lúa, rau và hoa cao cấp. Nhiều cơ sở sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng thực hành nông nghiệp tốt. Kết quả toàn tỉnh có 23ha chôm chôm và 18 ha bưởi Da xanh chứng nhận Global GAP, gần 200 ha cây ăn trái các loại chứng nhận VietGAP, 800ha ca cao chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng UTZ Certified.

Hướng đến hình thành nền NN ứng dụng CNC tỉnh Bến Tre

Nhìn lại quá trình từng bước triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào NN của tỉnh, mà đặc biệt là giai đoạn 2015-2018, cho thấy, thời gian tới, bên cạnh việc phát huy những thành quả quan trọng bước đầu, Bến Tre cần phải nỗ lực cao hơn nữa để vượt qua các khó khăn, thách thức, hướng đến hình thành nền NN hiện đại, phát triển bền vững.

Mô hình trồng bưởi da xanh tại xã Giao Long, huyện Châu Thành. (Ảnh: Cẩm Trúc)

Trước hết, sản xuất NN theo hướng CNC đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lực lượng lao động phải có trình độ quản lý và tay nghề cao, nên thường chỉ có những tổ chức, cá nhân có điều kiện về năng lực, về vốn mới sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC được. Về phía người dân cần mạnh mẽ thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất NN, đó là gắn với thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo sản lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, giá trị gia tăng.

Định hướng phát triển của tỉnh là từng bước xây dựng và hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) của tỉnh Bến tre, trọng tâm là doanh nghiệp ứng dụng CNC và vùng sản xuất ứng dụng CNC. Theo đó, khâu sản xuất của các doanh nghiệp ứng dụng CNC trong Khu NN CNC chỉ mang tính trình diễn sáng tạo nên diện tích, quy mô nhỏ. Sản xuất quy mô lớn sẽ được triển khai thực hiện ở mạng lưới nông hộ trong vùng ứng dụng CNC. Các nông hộ trong vùng ứng dụng CNC sẽ là vệ tinh sản xuất cho doanh nghiệp ứng dụng CNC.

Ông Võ Hoài Chân – Phó Giám đốc Trung tâm NN Ứng dụng CNC tỉnh cho rằng hướng tới cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết là tập trung công tác tuyên truyền, tấp huấn, đào tạo nguồn nhân lực, kế đến là quy hoạch các khu sản xuất NN CNC, xây dựng và ban hành các quy định hỗ trợ đầu tư sản xuất NN ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh, áp dụng cho tất cả các đối tượng tham gia. Đồng thời là khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất và tích tụ ruộng đất để phát triển NN ứng dụng CNC. Mặt khác cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư sản xuất NN ứng dụng CNC trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

(nguồn: http://nongthonmoi.bentre.gov.vn)

Chuyên mục liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.